Người Nhật hay dùng "Sumi-ma-sen" với các tình huống khác nhau
Người Nhật hay dùng "Sumi-ma-sen" với các tình huống khác nhau

Tại sao người Nhật nói “xin lỗi” khi bày tỏ lòng cảm ơn

(FRS47) “Sumi-ma-sen”, chắc mọi người đã từng nghe qua câu tiếng Nhật này. Người Nhật sử dụng câu này theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào tình huống. Về cơ bản ý nghĩa của câu này là “tôi xin lỗi.” nhưng lại được sử dụng nhiều trong trường hợp bày tỏ lòng biết ơn. Ngoài ra, câu này còn được dùng để gây sự chú ý đối với người khác (gọi/hỏi người khác), giống như là “Anh/em ơi.” hoặc “Cho tôi hỏi một chút.”, tùy thuộc vào hoàn cảnh. Vậy tại sao câu nói này lại mang nhiều ý nghĩa như vậy?

Trong tiếng Nhật có câu bày tỏ lòng cảm ơn là “Arigatou” nhưng người Nhật lại có xu hướng sử dụng “Sumi-ma-sen” nhiều hơn. Arigatou vốn dĩ có nguồn gốc từ từ “Arigatai”, nghĩa là “hiếm có (=giá trị)” trong tiếng Nhật. Từ này tạo ấn tượng trang trọng và thường được sử dụng để bày tỏ lòng biết ơn sâu đậm. Mặt khác, “Sumi-ma-sen” được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày, thể hiện lòng biết ơn một cách nhẹ nhàng.

Trong tiếng Nhật “cảm ơn” được viết bằng chữ Hán “感謝”. Từ 感 (Cảm) mang ý nghĩa cảm giác, cảm xúc, cảm thấy và từ 謝 (Tạ) mang ý nghĩa xin lỗi (như từ “tạ lỗi”), cảm ơn (như từ “tạ ơn”). Hiroaki Iima, người biên tập từ điển tiếng Nhật cho biết: “Theo như các cuốn sách cổ của Trung Quốc như Rei-ki và Kansho, từ “Tạ” mang cả hai hàm ý cảm ơn và xin lỗi. Từ “Tạ” trong tiếng Nhật cũng được sử dụng theo cả hai hàm ý giống như vậy.”

◇Cảm giác “vay mượn” người khác

Anh Iima cũng chỉ ra “Sumi-ma-sen” thể hiện mong muốn hoàn trả của người nói sau khi “vay mượn” cái gì đó từ người khác. Trong trường hợp được “nhận” một cái gì đó tốt từ người khác, người Nhật cảm thấy như mình đã “mượn” nó từ đối phương. Chính vì vậy họ sẽ muốn làm một cái gì đó để trả lại và không muốn nói là mình sẽ “nhận không” mà không làm bất cứ điều gì. Dịch theo nghĩa đen “Sumi-ma-sen” có nghĩa là “(Tôi sẽ) Không để mọi việc dừng tại đây.”, vì vậy nó bộc lộ cảm xúc chắc chắn sẽ “đền bù” cho đối phương của người nói.

Trong gốc rễ của văn hóa Nhật Bản có khái niệm “cho vay và vay mượn”, điều này không có nghĩa là người Nhật bủn xỉn mà nền tảng chính là tình cảm dành cho người đối diện. Khi người Nhật tặng quà, họ hay nói: “Đây chỉ là chút quà mọn”, mục đích chính là để giảm bớt gánh nặng tâm lý cho người nhận bằng cách nói rằng món quà không hề tốn kém.

(Trích nguồn withnews, FRS47 biên tập)

 

Các bài viết liên quan